Trẻ em thường rất hiếu động và không chú ý đến một vấn đề quá lâu. Tuy nhiên, khi trẻ đến tuổi đi học, việc không chú ý học tập gây ra nhiều phiền toái cho giáo viên và phụ huynh. Trẻ sẽ không tiếp thu được kiến thức, thông tin do giáo viên truyền đạt. Trẻ em không tập trung thường khó ngồi yên một lúc hoặc làm bất cứ việc gì. Chính vì vậy, tìm ra giải pháp giúp trẻ vượt qua tình trạng này luôn được các bậc cha mẹ quan tâm. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến các bậc cha mẹ khắc phục tình trạng thiếu tập trung ở trẻ nhỏ nhé!
Mục lục
Nhận biết dấu hiệu của trẻ thiếu tập trung
![Nhận biết dấu hiệu của trẻ thiếu tập trung](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/95.m.jpg)
Đối với trẻ thiếu tập trung, những biểu hiện sau đây thường xuyên xuất hiện. Cha mẹ nên lưu ý và nắm bắt sớm tình trạng của con nhỏ:
- Trẻ không thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài được và thường xuyên bị phân tâm, không chú ý vào bài học.
- Tình trạng mất đồ thường xuyên xảy ra với bé. Đặc biệt là những trẻ đã đi học, việc mất đồ dùng học tập xảy ra như cơm bữa; làm khá nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Ngoài ra, trẻ không thể tự sắp xếp công việc của bản thân. Phần lớn phải nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ.
- Trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập và ghi nhớ.
- Việc làm bài tập ở nhà thường mất nhiều thời gian hơn vì trẻ khó tập trung khi học. Nhất là khi không có cha mẹ kèm bên cạnh.
- Thường hay mơ màng trong lúc học tập trên trường hoặc ở nhà.
- Do độ tập trung không cao nên nét chữ của trẻ thường xấu hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
- Tính cách thất thường, hay cáu gắt hoặc buồn rầu không rõ nguyên nhân
- Phần lớn các kỹ năng vận động như chạy, nhảy hay chơi thể thao,… Thường kém hơn so với bạn bè trang lứa.
Cách giúp trẻ tập trung
Tạo không gian học tập độc lập
Cho dù trẻ đang chơi hay đang học, chúng rất dễ bị gián đoạn bởi những âm thanh và sự vật khác xuất hiện. Bởi vậy cha mẹ nên cho con một khoảng không gian độc lập.
Trong học tập bố mẹ nên bố trí một căn phòng với đầy đủ tiện nghi, ánh sáng và bàn học đúng độ tuổi. Đồ dùng học tập để ngăn nắp, gọn gàng, không khí thoáng… Tránh việc bày những món đồ chơi như búp bê hay siêu nhân lên bàn học. Vì việc này sẽ kích thích trẻ, làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với bài học. Có thể ngay lập tức trẻ sẽ với tay lấy món đồ chơi và quên mất việc phải tập trung học.
Còn trong khi trẻ đang chơi, cha mẹ không nên quấy rầy và để trẻ chơi một mình với điều kiện. Đó là căn phòng đảm bảo an toàn, không có vật liệu độc hại. Vì để trẻ tập trung làm việc gì đó, cha mẹ đừng làm phiền tới chúng.
Đặt mục tiêu cho trẻ
Việc đặt mục tiêu giúp trẻ tập trung học cũng là một trong những cách dạy trẻ kém tập trung. Đây được đánh giá cao về mặt hiệu quả. Trước khi bắt đầu vào buổi học hoặc làm bất kì điều gì. Cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ các đầu mục công việc cần hoàn thành. Từ đó trẻ sẽ biết cách tập trung thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên việc đạt mục tiêu phải vừa sức với con trẻ để tránh tình trạng chán nản; bỏ cuộc trong quá trình thực hiện
Khuyến khích trẻ chủ động
Cha mẹ luôn luôn khuyến khích trẻ chủ động làm mọi việc của chúng. Hãy giải thích cho trẻ về trách nhiệm của mình phải hoàn thành để tránh tình trạng con phụ thuộc vào cha mẹ. Khi trẻ đã biết được trách nhiệm của mình thì chúng sẽ tập trung hoàn thành công việc đó.
![Khuyến khích trẻ chủ động](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/95.mm_.jpg)
Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học hay công việc sẽ giúp độ tập trung của trẻ cao hơn.
Trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Trong quá trình dạy trẻ kém tập trung sẽ làm cha mẹ đôi khi mất kiên nhẫn mà la mắng trẻ. Hãy cố điều chỉnh tâm trạng và kiềm chế vì thực tế bạn bất lực bao nhiêu thì cảm xúc của trẻ cũng tồi tệ không kém khi khiến cha mẹ phải khiển trách.
Bản thân trẻ cũng rất muốn tập trung, hoàn thành bài tập, công việc nhưng chính chúng cũng không biết phải làm sao? Đây chính là lúc bé cần bạn trò chuyện và cảm thông, hãy giải thích những khúc mắc để cùng trẻ vượt qua tình trạng này.