Theo các chuyên gia, giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi đang ngủ, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh khi ngủ, vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu những thông tin có liên quan đến giấc ngủ của trẻ như: tư thế nằm, những đồ dùng nên tránh trên giường của bé, những cách phòng chống…. Để hiểu hơn về những phương pháp, bí quyết này để giữ an toàn cho trẻ khi ngủ và phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, mời cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguy cơ tiềm ẩn mà trẻ có thể gặp phải khi ngủ và cách phòng tránh hiệu quả nhé!
Mục lục
Những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi trẻ ngủ
Tất cả trẻ em dưới 1 tuổi đều có nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS). Đặc biệt là những bé dưới 6 tháng tuổi. Hội chứng này còn được gọi là “Cái chết trong cũi”. Nó được định nghĩa là hội chứng xảy ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không thể xác định được nguyên nhân ngay lập tức, thường xảy ra khi trẻ đang ngủ. Trong trường hợp trẻ tử vong trong khi ngủ mà không xác định được nguyên nhân cụ thể. Các bác sĩ thường nghĩ đến hội chứng này. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra hội chứng này ở trẻ em, bao gồm:
- Sinh non hoặc cân nặng khi sinh thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ em. Não của những trẻ này thường chưa phát triển hoàn toàn. Từ đó dẫn những gián đoạn trong một số hoạt động tự nhiên của cơ thể như hơi thở hoặc nhịp tim.
- Tiếp xúc với thức uống có cồn, ma túy hoặc thuốc lá thông qua mẹ trước hoặc sau khi sinh
- Nhiễm trùng.
Cách giúp trẻ an toàn khi ngủ
Không nên nằm trên giường lún
Nên cho trẻ nằm trên đệm cứng thay vì đệm mềm lún hoặc đệm nước. Đồng thời bạn cũng không nên cho trẻ dùng đệm gối mềm; bằng bông hoặc để các loại thú nhồi bông trong khu vực ngủ của trẻ. Tránh sử dụng những thứ có thể trùm lên hoặc che phủ đầu trẻ.
Không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nôi/cũi
![Không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nôi/cũi](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/96-1-e1632617467177.jpg)
Hãy dùng đệm vừa khút với kích thước nôi và chèn ga đệm thật chặt. Khung nôi/cũi nên đủ cao để trẻ không thể bò hoặc trườn ra được. Hãy để trẻ ngủ khi chân có thể chạm được vào phần cuối của nôi/cũi chứ không nhất thiết phải dùng chăn, gối đệm phía dưới chân trẻ.
Không che, trùm đầu của trẻ
Chỉ nên đắp chăn ngang ngực trẻ và để 2 tay của trẻ ra ngoài chăn tránh tình trạng trẻ vung tay làm chăn di chuyển, trùm lên đầu gây ngạt thợ. Nên dùng chăn làm từ cotton nhẹ hoặc vải màn để tránh tình trạng trẻ lăn, quấn chăn trong khi ngủ.
Không để trẻ bị quá nóng
Nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng khi ngủ. Không nên bó, quấn trẻ quá chặt khi ngủ và thường xuyên kiểm tra bằng cách chạm vào da trẻ xem có bị nóng quá hay không.
Tạo môi trường thoải mái khi ngủ
Điều này rất quan trọng đối với trẻ. Hãy để trẻ ngủ trong môi trường đủ mát, thoải mái với nhiệt độ khoảng 20 độ C cho trẻ.
Tiêm chủng
Nghiên cứu tại trường Y tế công cộng Berlin đã cho thấy việc tiêm vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván giúp làm giảm tỉ lệ tử vong do SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra khi ngủ). Vì vậy, hãy đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin cần thiết.
Sử dụng núm vú giả
![Sử dụng núm vú giả](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/96-2.jpg)
Sử dụng núm vú giả có thể dự phòng hội chứng SIDS. Tuy nhiên, nếu trẻ không thích hoặc núm vú giả thường xuyên rơi ra khỏi miệng trẻ thì bạn cũng không nên ép trẻ dùng. Với trẻ bú mẹ, bạn nên để trẻ hình thành thói quen bú mẹ tốt rồi mới cho trẻ dùng núm vú giả. Thường thì trẻ sẽ mất khoảng 3 – 4 tuần để có thói quen này.
Không cùng giường với trẻ
Bạn nên ngủ chung phòng với trẻ để tiện cho việc cho bú và theo dõi trẻ vào ban đêm nhưng không nên ngủ chung giường. Ngay cả trẻ sinh đôi, sinh ba cũng nên được ngủ riêng. Nếu cha mẹ hút thuốc lá, uống rượu thì càng không nên ngủ chung giường với trẻ.
Hút thuốc hoặc sử dụng một số chất như thuốc hoặc rượu có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS và tăng nguy cơ bị ngạt thở của trẻ, nếu ngủ chung giường.