Vì sợ con bị tụt hậu so với các bạn, nhiều bậc phụ huynh thường ép con học bảng chữ cái ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc học chữ sớm là không tốt, cha mẹ nên đầu tư dạy kỹ năng sống cho con. Một nghiên cứu do Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong nhiều năm cho thấy: Việc học chữ sớm không giúp ích gì cho trẻ.
Một bà mẹ ở Mỹ thậm chí còn kiện một giáo viên mẫu giáo khi phát hiện cô đã dạy con học chữ sớm. Khi con gái 3 tuổi nhận ra chữ O, người mẹ đâm đơn kiện vì cho rằng nếu không dạy con, đứa trẻ có thể nghĩ rằng chữ O là mặt trời, quả táo, hoặc quả trứng. Dạy bảng chữ cái quá sớm có thể khiến trẻ mất đi tư duy sáng tạo. Sau đó người mẹ thắng kiện. Cha mẹ không nên dạy trẻ biết chữ sớm mà nên cho trẻ học những kỹ năng cần thiết trước khi vào lớp một.
Mục lục
Giúp trẻ tăng khả năng hợp tác, hòa đồng
![Giúp trẻ tăng khả năng hợp tác, hòa đồng](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/106.jpeg)
Đừng chỉ bắt trẻ ở nhà học chữ. Ở độ tuổi 4 – 5 tuổi, trẻ cần được học kỹ năng hợp tác, hòa đồng thông qua việc chơi đùa cùng bạn bè. Cha mẹ có thể cho con chơi trò chơi, nghe một câu chuyện hay một bài hát. Qua đó, trẻ sẽ học được cách làm việc cùng người khác và học được về sự hòa đồng.
Giúp trẻ tự tin hơn
Trẻ cần nhận biết và hài lòng về bản thân. Sự tự tin giúp trẻ phát huy được năng lực của mình và phát triển tốt hơn khi bắt đầu đi học. Trẻ cũng nên được học cách gọi tên cảm xúc càng sớm càng tốt. Khi đó, trẻ có xu hướng dễ hòa đồng hơn với những đứa trẻ khác.
Để bồi dưỡng cho trẻ kỹ năng này, bạn có thể gợi sự chú ý đến các tín hiệu cảm xúc và đặt tên cho những cảm xúc đó chẳng hạn như vui, buồn, tức giận,…
Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
Bất cứ ai cũng cần nắm tốt kỹ năng này và trẻ nhỏ cũng vậy. Hãy để trẻ có nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng này. Nếu trẻ gặp rắc rối với bạn bè của chúng, hãy để trẻ tự giải quyết thay vì lần nào bạn cũng ra mặt.
Hãy lắng nghe trẻ nói về những vấn đề chúng gặp phải sau đó khuyến khích trẻ tự suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Một khi trẻ quản lý được xung đột, cách cư xử của trẻ cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Quan tâm tới người khác
Trẻ biết quan tâm, giúp đỡ người khác sẽ xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Trẻ sẽ biết quan tâm đến nhu cầu của người khác chứ không phải chỉ sống cho mình.
Cha mẹ có thể dạy trẻ bằng cách nhờ trẻ làm những việc nhỏ như lấy tã cho em, cất hoa quả vào tủ,… Và đừng quên khen ngợi trẻ để trẻ biết rằng mình vừa làm được điều tốt.
Kỹ năng giao tiếp
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, kỹ năng giao tiếp của trẻ khác nhau. Một em bé 2 – 3 cần được học cách lịch sự khi lắng nghe người khác nói; học cách chào hỏi và chờ đợi khi nói chuyện.
Đến giai đoạn 5 – 6 tuổi trẻ cần biết xin phép, biết cảm ơn, xin lỗi,… Cha mẹ cũng nên giao tiếp với trẻ một cách lịch sự để trẻ học được kỹ năng này một cách tự nhiên.
Trẻ thể hiện sự sáng tạo
![Cho trẻ tham gia các hoạt động](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/20200305_183751_338220_thuoc-bo-sung-canxi.max-1800x1800-1.jpg)
Con sẵn sàng kết bạn với mọi người xung quanh và không cần sự giúp đỡ từ bạn. Hãy sắp xếp những buổi đi chơi ngoài trời và tạo điều kiện để con có những nhóm bạn nhỏ. Bằng việc vui chơi với bạn bè. Con sẽ có cơ hội tạo ra những mối quan hệ khác.
Các lớp học dành cho trẻ sẽ giúp con học và phát triển nhiều kỹ năng. Đây là thời gian hoàn hảo để con hòa nhập với một nhóm bạn. Tham gia các lớp thể thao. Con sẽ được học những khái niệm cơ bản như bóng rổ, bóng đá… Đồng thời con cũng biết cách làm việc theo nhóm.
Ngoài ra, việc tham gia các lớp học bơi lội để phát triển sự linh hoạt, cân bằng. Thậm chí là vượt qua nỗi sợ hãi. Đối với những trẻ thể hiện sự sáng tạo, các lớp nghệ thuật và âm nhạc. Đây là những cách tuyệt vời để thực hành những kỹ năng mới. Dù con yêu thích hoạt động nào, con cũng phát triển được những kỹ năng quan trọng khi vui chơi cùng bạn bè.