Trẻ em có nhiều quá trình phát triển khác nhau, từ nhỏ cho đến lớn để phát triển toàn diện. Trong đó, không thể nhắc đến quá trình cai sữa của bé. Sữa mẹ luôn là dưỡng chất phù hợp và an toàn nhất cho trẻ khi còn nhỏ. Nhưng khi bắt đầu mọc răng và mẹ tiết ít sữa hơn thì trẻ nên vào quá trình cai sữa. Việc trẻ có đủ dinh dưỡng để phát triển hay không sẽ phụ thuộc vào dưỡng chất mà cha mẹ cung cấp. Vì vậy, hãy xem qua bài viết này để có thể biết những dưỡng chất bé cần khi cai sữa.
Mục lục
Khi nào trẻ em cai sữa?
Trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng tuổi trẻ không cần ăn thêm gì vì đã có sữa mẹ. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn chứa những yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể. Khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi, có thể tiến hành cho trẻ ăn dặm bằng bột, cháo. Và các loại thực phẩm thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, rau quả tươi để đủ dinh dưỡng. Khi trẻ được 12 tháng tuổi, công năng tiêu hóa của dạ dày và ruột của trẻ dần dần hoàn thiện, có thể cai sữa được nhưng để tận dụng nguồn sữa mẹ tốt nhất nên đến 18 – 24 tháng tuổi hãy cai sữa cho trẻ.
Việc cai sữa nên tiến hành từ từ, không cai sữa cho trẻ đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm cho trẻ quấy khóc biếng ăn. Tăng dần số bữa ăn của trẻ thay cho số cữ bú mẹ giảm đi. Có thể thay sữa mẹ bằng bột vị ngọt, bột vị mặn, cháo thịt cho đến lúc dứt hẳn.
Dinh dưỡng hỗ trợ trẻ khi cai sữa
Thực đơn của trẻ cần có đầy đủ chất xơ, vitamin, tinh bột, đạm, chất béo và và chất dinh dưỡng cần thiết khác. Quan trọng nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ…); chất béo và các loại rau quả chứa nhiều vitamin.

Khi mới cai sữa không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ khiến bé có cảm giác khó chịu, dễ nôn, trớ và có tâm lý sợ ăn. Để bé ăn uống ngon miệng hãy chia thành nhiều bữa trong ngày và thường xuyên đổi thực đơn cho bé. Chú ý chế biến cho hợp khẩu vị của trẻ và thường xuyên thay đổi món để trẻ ăn được hết suất.
Phần lớn trẻ ở độ tuổi cai sữa dù đã mọc răng nhưng cơ nhai chưa phát triển toàn diện nên vẫn còn yếu, chức năng của hệ tiêu hóa cũng chưa hoàn thiện như người lớn nên thức ăn cho trẻ cần nấu nhừ, chín kỹ hoặc xay nhuyễn để bé không bị hóc, hấp thu tốt và dễ tiêu hóa.
Những điều cần lưu ý mà các mẹ nên biết
Không cai sữa cho trẻ khi trẻ bị ốm, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy. Thức ăn thay thế trẻ chưa thích nghi được càng bị rối loạn tiêu hoá, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Chú ý theo dõi phát triển cân nặng của trẻ trong thời gian đó. Nếu thấy trẻ chậm tăng cân thì phải chú ý xem lại chế độ ăn và khả năng hấp thụ của trẻ và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Nếu có điều kiện nên cho trẻ uống thêm sữa công thức để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Sau khi trẻ cai sữa, mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng của bé. Nếu thấy trẻ chậm tăng cân thì mẹ để ý chế độ ăn uống của bé. Mặc dù đến giai đoạn cai sữa, răng của bé cũng đã có. Tuy nhiên, bé không thể ăn các đồ ăn cứng, dai. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng răng của trẻ sau này.
Cai sữa là một bước ngoặt trong quá trình phát triển của trẻ. Để bước ngoặt đó thuận lợi và thành công, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé.