Có thể thấy trẻ em phát triển tốt đều được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ từ nhỏ. Giai đoạn trẻ từ lúc nhỏ khi vừa sinh ra đến lúc 1 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất. Chất dinh dưỡng được cung cấp xem là nguồn năng lượng để tạo tiền đề cho trẻ phát triển. Bên cạnh việc cho con bú bằng sữa mẹ, thì các mẹ cũng đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Trên hết trong mùa dịch bệnh hoành hành như hiện nay việc đảm bảo dinh dưỡng lại cần thiết hơn. Vì vậy, các mẹ hãy xem qua bài viết này để nắm bắt được một số lưu ý trong việc chăm con nhé!
Mục lục
Những con số vàng của trẻ khi 1 tuổi
Mẹ có biết cân nặng chuẩn của bé khi bước sang 1 tuổi là bao nhiêu không? Theo các chuyên gia trung bình các bé 1 tuổi nặng 10-12kg. Thể trọng lúc này của bé phụ thuộc vào khối lượng cơ và xương, rất ít mỡ thừa. Bắt đầu từ thời điểm này, tốc độ tăng trưởng của bé khá nhanh. Mỗi tháng bé có thể tăng 0.2 kg về cân nặng và tăng thêm 2cm về chiều cao. Tốc độ chuyển hóa của trẻ 1 tuổi rất nhanh 3,6 – 4kcal/giờ. Do đó các bé thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, thường xuyên thấy đói hơn.
Cần lưu ý gì về dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi?
Lưu ý về thực đơn dinh dưỡng
Một khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi cần 30 – 40% chất béo, 20 – 25% chất đạm, phần còn lại là tinh bột và các vitamin, khoáng chất. Ở độ tuổi thôi nôi, bé thường nhàm chán với một loại thực phẩm cứ lặp đi lặp lại. Hơn nữa, mỗi loại thực phẩm lại chứa một nguồn dinh dưỡng nhất định. Vì vậy, các mẹ nên lựa chọn và thay thế nhiều loại thực phẩm để làm đa dạng thực đơn.
![Dinh dưỡng cần để cung cấp cho trẻ](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/che-do-dinh-duong-cho-be-1-tuoi-0.jpg)
Duy trì ăn đúng bữa, đúng giờ
Bắt đầu từ giai đoạn 1 tuổi trở đi, bé bắt đầu biết đứng và đi, vận động nhiều hơn. Bé hoạt động hết công suất, tiêu hao khoảng 3 – 4 kcal/giờ. Thể tích dạ dày của bé chỉ 60-100ml. Khi ấy trong 1 lần ăn bé chỉ chứa được 0,2kg thực phẩm. Vì thế mà bé sẽ thường xuyên thấy đói. Mẹ không nên cho bé ăn quá no trong 1 lần, thay vào đó là nhiều bữa nhỏ. Nhu cầu bé cần ăn 1 ngày tối thiểu khoảng 5 bữa. Thời gian cách 3 giờ cho 1 lần ăn là tốt nhất.
Ưu tiên lựa chọn sữa và các thực phẩm từ sữa
Sữa nên là thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi. Theo các chuyên gia, ở độ tuổi này bé cần uống 500ml sữa mỗi ngày. Sữa giúp bé bổ sung các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là DHA tốt cho trí não và canxi có lợi cho xương và răng chắc khỏe. Bạn cũng có thể thay thế sữa bằng các chế phẩm từ sữa (phomai, váng sữa, sữa chua) để bé thích thú hơn.
![Bên cạnh sữa mẹ, sữa và các sản phẩm từ sữa cũng rất có lợi cho trẻ](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/BeFunky-collage-1200x676-12.jpg)
Các bậc phụ huynh cần lưu ý khi lựa chọn sữa cho con. Nên chọn sữa có thương hiệu, nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng rõ ràng. Vì không phải loại sữa nào cũng phù hợp với cơ địa của bé. Hơn nữa, việc cho con uống sữa đúng cách, đúng liều lượng cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm.
Sữa cho bé 1 tuổi nên chọn sữa tươi hay sữa bột?
Khi chọn sữa cho bé 1 tuổi, chắc hẳn có rất nhiều bà mẹ sẽ băn khoăn không biết ngay từ thời điểm bây giờ có nên cho con uống sữa tươi hay không? Giữa sữa tươi và sữa bột, mẹ nên ưu tiên loại nào hơn? Mời bạn tham…
Tránh sử dụng các thực phẩm gây hại
Bé 1 tuổi có hệ tiêu hóa còn non kém, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho sức khỏe bé. Mẹ không cần thêm thức ăn vào muối của con hoặc nếu cho thì chỉ với một lượng ít nhất có thể. Bé cũng cần tránh xa các loại đồ uống kích thích như trà hoặc cafe. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ không nên thêm vào nước ngọt có ga. Bởi đây là loại thức uống có nhiều đường hóa học không tốt cho dạ dày của bé. Khi uống nước ép trái cây cũng cần lưu ý, chúng ta nên pha loãng thêm nước với tỷ lệ 50 : 50.
Đâu là thực phẩm không tốt cho bé mà bạn nên tránh?
Một số thực phẩm không tốt cho bé
Ở trẻ nhỏ, mọi thứ còn non nớt, nhất là với hệ tiêu hóa và đường ruột. Vậy nên chúng ta cần lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, không chất độc hại. Để tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ, chúng ta nên tránh cũng như hạn chế những loại thực phẩm sau:
– Đồ ngọt và nhiều thực phẩm có đường nếu trẻ ăn nhiều sẽ dễ tăng cân và bị hỏng răng.
– Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nếu lạm dụng nhiều sẽ khiến bé thừa cân.
– Những món cứng, quá rắn ảnh hưởng đến răng của bé: hoa quả khô, các loại hạt, bánh kẹo cứng…Tốt nhất nên cho bé ăn đồ đã được thái nhỏ, nấu chín mềm.
– Các món ăn đường phố, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
![Thức ăn nhanh có nhiều Kcal khiến trẻ dễ tăng cân](https://rezhair.com/wp-content/uploads/2021/09/Thuc-an-nhanh-la-gi-tac-hai-cua-thuc-an-nhanh-va-cac-loai-tot-cho-suc-khoe-2-800x533-1.jpg)
Đồ uống không nên sử dụng cho trẻ
– Thức uống có ga, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản cần hạn chế cho trẻ dùng.
– Trà và cà phê nên tránh trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ mầm non. Bởi chúng sẽ làm giảm quá trình hấp thu sắt.
– Lưu ý đối với nước ép hoa quả, các mẹ nên cân nhắc với lượng vừa phải. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều lần trong ngày. Bởi trong nước hoa quả có tính axit có thể phá hủy men răng sữa còn mỏng của bé.