Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ dậy thì sớm tăng

Dậy thì sớm hiện đang là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh hết sức quan tâm và đang là xu hướng ở nhiều trẻ nhỏ. Dậy thì sớm xảy ra ngày càng nhiều khi trẻ đang trong độ tuổi còn nhỏ. Nguyên nhân thường là vô căn. Ngoài ra còn có những tương tác phức tạp giữa các yếu tố di truyền, nội tiết và môi trường. Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị sớm. Chẩn đoán nguyên nhân gây dậy thì sớm (trung ương, ngoại biên hay cục bộ) ở trẻ và tiến hành điều trị phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thể trạng và tâm lý của trẻ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm?

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy độ tuổi dậy thì của bé gái có hiện tượng sớm hơn 2 – 3 năm còn bé trai sớm hơn 1 – 2 năm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoat mà trẻ còn phải chịu nhiều hệ lụy về mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội.

Thậm chí, trẻ dậy thì sớm còn phải đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn, làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Nó khiến cho trẻ thấp lùn, dễ mắc bệnh tim mạch,…

Ở các bé gái dạy thì sớm có 90% không rõ nguyên nhân. Ở bé trai có 40% là do khối u lành tính nằm ở vùng hạ đồi (não) tiết ra các chất để kích động các trục đưa bé vào giai đoạn dậy thì sớm.

Những yếu tố nguy cơ nào khiến trẻ dễ dậy thì sớm?
Trẻ dậy thì sớm còn phải đối mặt nguy cơ bệnh tật

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

  • Giới tính nữ. Theo thống kê, tỉ lệ bé gái xuất hiện dậy thì sớm nhiều gấp 5 đến 6 lần bé trai.
  • Người Mỹ gốc Phi. Dậy thì sớm xuất hiện nhiều ở người Mỹ gốc Phi hơn các chủng tộc khác.
  • Béo phì. Trẻ thừa cân đáng kể có nguy cơ dậy thì sớm nhiều hơn.
  • Sử dụng các chất có liên quan đến hormone giới tính. Các sản phẩm kem, thuốc mỡ, thực phẩm chức năng có estrogen hoặc testosterone.
  • Những vấn đề sức khỏe như tăng sinh thượng thận bẩm sinh, suy giáp, đang xạ trị khối u.

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ dậy thì sớm

Trẻ lười vận động

Trẻ lười vận động rất dễ béo phì. Khi tế bào mỡ tích tụ quá lâu trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành hormone sinh duc. Nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển và gây dậy thì sớm.

Trẻ ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng

Vì sợ con thấp còi, kém thông minh nên cha mẹ thường bồi bổ cho con khá nhiều đồ ăn ngon, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng có thể khiến rối loạn bài tiết hormone, gây béo phì. Một số nghiên cứu y tế cũng đã chỉ ra rằng béo phì là nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ em.

Tốt nhất nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm giàu calo như gà rán, bánh ngọt, đồ uống có đường, khoai tây chiên,…

Trẻ thức khuya

Hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất khi ngủ vào ban đêm, giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhưng nếu trẻ thức khuya thì sức khỏe sẽ suy giảm, làm rối loạn hormone tăng trưởng, đặc biệt là hormone tuyến yên dẫn đến trẻ bị dậy thì sớm.

Dùng bát nhựa kém chất lượng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ nhựa kém chất lượng có thể gây dậy thì sớm ở bé gái. Các loại đồ nhựa như bát, túi đựng thức ăn nóng, cốc đựng đồ uống có chứa chất làm dẻo có thể can thiệp vào hệ thống nội tiết bình thường của cơ thể và kích thích cơ thể dậy thì sớm hơn.

Thay vì cho trẻ dùng đồ nhựa, cha mẹ hãy đựng thực phẩm trong hộp bằng théo không gỉ hoặc thủy tinh. Nếu chọn mua đồ nhựa hãy lấy loại chịu nhiệt tốt và không dễ tiết ra chất hóa dẻo.

Trẻ tiếp xúc với phim ảnh nội dung người lớn sớm

Trẻ tiếp xúc với phim ảnh nội dung người lớn sớm
Tỉ lệ bé gái xuất hiện dậy thì sớm nhiều gấp 5 đến 6 lần bé trai.

Phim ảnh, sách tình cảm chính là thủ phạm nguy hiểm gậy dậy thì sớm. Những thông tin đen tối có thể len lỏi vào sâu trong suy nghĩ của trẻ và kích thích sự tò mò, khám phá bản thân.

Sử dụng nhiều nước hoa quả đóng hộp

Các loại nước hoa quả đóng hộp được nhiều trẻ yêu thích. Cha mẹ nghĩ rằng nước hoa quả thì tốt cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Tuy nhiên, nước hoa quả đóng hộp có chứa nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo. Trẻ uống vào sẽ dễ tăng cân, béo phì và có nguy cơ dậy thì sớm.

Cho trẻ uống nhiều nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas chứa nhiều đường, khiến cơ thể trẻ dễ tích mỡ và làm yếu cơ bắp hơn. Nước ngọt là một trong những tác nhân gây béo phì ở trẻ cũng không khác gì nước ép hoa quả đóng hộp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *