Nguyên nhân và các điều trị tình trạng mụn trên khuôn mặt

Mụn thường là một vấn đề vô hại, không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó gây phiền toái đối với người bị mụn. Vị trí của mụn trứng cá trên khuôn mặt có mối liên hệ nhất định với các vấn đề sức khỏe, và nó ảnh hưởng đến các cơ quan và bộ phận khác trên cơ thể. Mụn có thể làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin của bạn. Bạn hoàn toàn có thể loại bỏ mụn bằng cách thay đổi lối sống, chăm sóc da và thử các phương pháp điều trị tại chỗ để loại bỏ các nguyên nhân gây ra mụn.

Định nghĩa mụn là gì?

Nguyên nhân gây mụn là do các lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn do bã nhờn, vi khuẩn và tế bào da chết. Từ đó tạo ra mụn đầu đen, mụn đầu trắng, nốt sần và các loại mụn khác. Đây là tình trạng da phổ biến nhất mà mọi người gặp phải. Người ta ước tính rằng 80% những người từ 11 đến 30 tuổi đều bị ảnh hưởng bởi mụn vào một thời điểm nào đó trong đời.

Mụn có thể có nhiều dạng. Chúng bao gồm:

  • Mụn đầu đen: Các vết sưng trên da chứa đầy dầu thừa và da chết.
  • Mụn đầu trắng: Mụn bọc do dầu và da chết đóng lại.
  • Mụn sẩn viêm: Các mụn nhỏ màu đỏ bị viêm.
  • Mụn mủ: Mụn có chứa mủ. Chúng có thể gây sẹo nếu bị trầy xước.
  • Mụn do nấm (viêm nang lông do nấm): Xảy ra khi lượng men phát triển dư thừa trong các nang lông, gây ngứa và viêm.
  • Mụn bọc: Mụn cứng nằm sâu trong da của bạn, gây đau đớn.
  • Mụn nang: Mụn bọc có mủ, có thể gây ra sẹo.

Các vị trí mụn trên khuôn mặt của bạn nói lên điều gì?

Các vị trí mụn trên khuôn mặt của bạn nói lên điều gì?
Mặt là khu vực nổi mụn phổ biến nhất

Có nhiều người đã từng tự hỏi: Các vị trí mụn trên khuôn mặt nói lên được điều gì? Vị trí mọc mụn liệu có cảnh báo vấn đề nào về sức khỏe hay không, trong khi nhiều người cho rằng, mụn là do nội tiết hoặc do môi trường ô nhiễm? Đối với tất cả chúng ta, việc thi thoảng nổi một vài mụn nhỏ, đặc biệt trên khuôn mặt là điều không còn quá xa lạ. Theo các chuyên gia về thẩm mỹ và chăm sóc sắc đẹp, mặt là khu vực nổi mụn phổ biến nhất. Từ má, trán, cằm, mũi đến lông mày và quanh mép,… tất cả đều có thể là nơi mụn mọc lên.

Ngoài ra theo y học cổ truyền, mỗi vị trí mụn trên mặt lại phản ánh những bệnh lý khác nhau của cơ thể. Do đó, một bản đồ mụn (Face Mapping) đã được hình thành. Theo bản đồ này thì vị trí của mụn trên từng phân vùng má, trán, tai, cằm, mũi,… trên khuôn mặt sẽ có mối quan hệ mật thiết với một cơ quan bên trong cơ thể. Và khi những đốm mụn nổi lên vị trí nào là sẽ báo hiệu cơ quan tương ứng đang gặp vấn đề sức khỏe.

Cụ thể, theo những cảnh báo trên bản đồ mụn thì mụn ở má là xuất phát từ nguyên nhân dạ dày hoặc phổi của bạn đang gặp “rắc rối”. Mụn xuất hiện trên trán là do gan hoặc vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Trong khi đó, những đốm mụn trong tai lại là biểu hiện về vấn đề của thận.

Những nguyên nhân gây ra mụn

Từ vị trí bị mụn có thể chẩn đoán được nguyên nhân gây mụn trên khuôn mặt:

Mụn xung quanh chân tóc

Nếu bạn bị mụn xung quanh chân tóc và thái dương, có thể do bạn đã sử dụng một số sản phẩm chăm sóc tóc gây kích ứng. Nó có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ với bất kỳ loại da nào.

Khi các sản phẩm tóc có gốc dầu hoặc sáp lây ra vùng da quanh chân tóc, chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá. Một số thành phần trong mỹ phẩm, đặc biệt là trong các sản phẩm làm mượt tóc có thể gây ra mụn trứng cá. Những thành phần này bao gồm:

  • Cyclopentasiloxan
  • Dimethicone
  • PVP / DMAPA
  • Acrylates
  • Panthenol
  • Silicone
  • Quaternium-70
  • Dầu

Những mẹo điều trị mụn quanh chân tóc:

Sử dụng các các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ và tránh các thành phần nêu trên trong các sản phẩm chăm sóc tóc có thể giúp ngăn ngừa mụn hình thành xung quanh chân tóc.

  • Ngăn không cho các sản phẩm tóc tiếp xúc với da mặt.
  • Khi sử dụng keo xịt tóc hoặc dầu gội khô, hãy dùng tay hoặc khăn che chắn da.
  • Dùng dầu gội làm sạch để làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ các sản phẩm chăm sóc tóc.

Mụn trên má

Trên điện thoại của bạn chứa một số lượng vi khuẩn rất lớn như E. coli, staphylococcus aureus và pseudomonas. Khi bạn áp điện thoại lên mặt, vi khuẩn sẽ sang da gây ra mụn. Nếu bạn có mụn dai dẳng ở một bên mặt, nguyên nhân gây mụn có thể là điện thoại, vỏ gối bẩn và các thói quen khác như sờ tay lên mặt.

Những mẹo điều trị mụn trên má:

  • Lau sạch điện thoại thông minh của bạn trước mỗi lần sử dụng.
  • Không mang theo điện thoại vào phòng tắm.
  • Không chạm tay lên mặt
  • Đổi áo gối của bạn ít nhất một lần một tuần.

Mụn ở viền hàm

Những nguyên nhân gây ra mụn
Mụn ở cằm và viền hàm thường do sự dao động hormone

Nguyên nhân gây mụn ở cằm và viền hàm thường do sự dao động hormone, có nghĩa là hệ thống nội tiết của bạn bị gián đoạn. Đó thường là kết quả của việc dư thừa nội tiết tố androgen. Chúng kích thích quá mức các tuyến dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Hormone có thể tăng trong chu kỳ kinh nguyệt (một tuần trước kỳ kinh) hoặc có thể do ảnh hưởng thuốc ngừa thai.

Sự mất cân bằng hormone cũng có thể liên quan đến chế độ ăn uống. Nghiên cứu cho rằng sức khỏe đường ruột cũng ảnh hưởng đến tình trạng mụn ở viền hàm.

Những mẹo điều trị mụn ở viền hàm:

  • Đánh giá lại chế độ ăn uống của bạn, cắt giảm đường, bánh mì trắng và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Không sử dụng thực phẩm có chứa hormone.
  • Sử dụng thuốc bôi mụn để làm giảm tình trạng mụn ở viền hàm.

Mụn trên trán, mũi và cằm

Nếu bạn đang nổi mụn ở vùng chữ T, nguyên nhân gây mụn có thể do dầu dư thừa quá nhiều và căng thẳng. Các tuyến dầu tạo ra dầu có tác dụng dưỡng ẩm và bảo vệ da. Nhưng sản xuất dầu quá mức có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn. Căng thẳng khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.

Những mẹo điều trị mụn trên trán, mũi và cằm:

  • Thiền hoặc nghe nhạc trước khi đi ngủ để giảm căng thẳng.
  • Tập thể dục hàng ngày.
  • Không chạm vào mặt.
  • Sử dụng các sản phẩm có chứa axit salicylic có thể giúp giảm lượng dầu nhờn.

Phương pháp điều trị mụn hiệu quả

Phương pháp điều trị mụn hiệu quả
Bác sĩ tư vấn điều trị mụn

Các phương pháp điều trị tại chỗ có thể hoạt động để chống lại nguyên nhân gây mụn như vi khuẩn, viêm nhiễm và dầu thừa. Có thể tìm kiếm các thành phần sau để điều trị mụn hiệu quả:

  • Benzoyl peroxide: Chủ yếu hoạt động bằng cách chống lại vi khuẩn Propionibacterium acnes.
  • Retinoids bôi tại chỗ: Có tác dụng làm giảm lượng dầu thừa trên mặt và giúp thông thoáng lỗ chân lông.
  • Axit salicylic: Chất này chủ yếu có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông.

Nếu bạn đã sử dụng các biện pháp điều trị mụn tại chỗ nhưng không có tác dụng, hãy gặp bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả nhất.

  • Đối với mụn viêm trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn và giảm viêm. Có hại dạng thuốc kháng sinh là dạng bôi và dạng uống.
  • Isotretinoin, hoặc accutane, là một loại thuốc dùng để điều trị mụn trứng cá nặng. Mọi người thường dùng nó trong 4-5 tháng, thời gian điều trị có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, isotretinoin có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Chỉ dùng thuốc này dưới sự kê đơn của bác sĩ và giám sát y tế liên tục.
  • Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc tránh thai kết hợp để điều trị mụn trứng cá do nội tiết tố. Thuốc tránh thai có thể làm giảm nội tiết tố (một nguyên nhân gây mụn).
  • Khi các phương pháp khác không hiệu quả, mọi người cũng có thể dùng thuốc kháng androgen như spironolactone làm phương pháp điều trị mụn.

Biện pháp ngăn ngừa nguyên nhân gây mụn

Thực hiện một số biện pháp sau để ngăn ngừa nguyên nhân gây mụn:

  • Rửa mặt một hoặc hai lần mỗi ngày và sau khi tập thể dục bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có mùi.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu và không gây dị ứng .
  • Tránh chạm tay vào mặt.
  • Giữ cho khăn trải giường và vỏ gối sạch sẽ.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh với nhiều bài tập thể dục, dinh dưỡng tốt và giảm thiểu căng thẳng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *